VẼ KỸ THUẬT 1-TA.CĐ.CGK.1.23
Vẽ kỹ thuật là môn học được bố trí trước các môn học, mô đun đào tạo nghề. Học viên sau khi học có khả năng
- Phân tích được bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.
- Vẽ được các chi tiết cơ khí và tách được chi tiết từ bản vẽ lắp.
- Vẽ được bản vẽ lắp đơn giản.
SỨC BỀN VẬT LIỆU
Sức bền vật liệu là một môn học nghiên cứu các phương pháp tính toán về độ bền, độ cứng và độ ổn định của các bộ phận công trình hay chi tiết máy dưới tác dụng của ngoại lực, sự thay đổi nhiệt độ...
TIỆN TRỤ NGOÀI - Phạm Thanh Sơn
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và nghề Cắt gọt kim loại ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Việc đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật có tay nghề Cắt gọt kim loại cũng vì thế lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong đó, môđun "Tiện trụ ngoài" là mô đun đầu tiên giúp trang bị cho học sinh hình thành những kỹ năng nghề cơ bản của kỹ thuật gia công trên máy Tiện.
TIỆN TRỤ NGOÀI-TA.CĐ.CGK.1.24
+ Là mô-đun chuyên môn nghề.
+ Trang bị cho sinh viên kỹ năng vận hành và sử dụng các loại máy tiện vạn năng để gia công tiện chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng quy trình.
+ Tiện mặt đầu, khoan lỗ tâm, tiện trụ trơn ngắn, tiện trụ bậc, tiện rãnh ngoài, tiện cắt đứt chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng quy trình.
Dung sai lắp ghép - đo lường kỹ thuật
Môn học “Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật” là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại (ngành Cơ khí chế tạo). Môn học này cung cấp kiến thức cơ bản về dung sai, lắp ghép, và đo lường kỹ thuật. Nội dung môn học gồ 2 phần chính:
- Dung sai lắp ghép: trang bị cho người học các khái niệm, các quy ước, các tính toán liên quan đến hệ thống dung sai lắp ghép theo TCVN.
- Đo lường kỹ thuật: trang bị cho người học kiến thức về các dụng cụ đo thông dụng trong cơ khí như thước cặp, đồng hồ so, calip,.... Người học sẽ được hướng dẫn phương pháp sử dụng và bảo quản các dụng cụ này để đo kiểm các thông số của chi tiết máy.
Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật
Môn học “Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật” là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo Công nghệ Ô tô. Môn học này cung cấp kiến thức cơ bản về dung sai, lắp ghép, và đo lường kỹ thuật. Nội dung môn học gồ 2 phần chính:
- Dung sai lắp ghép: trang bị cho người học các khái niệm liên quan đến hệ thống dung sai lắp ghép theo TCVN.
- Đo lường kỹ thuật: rang bị cho người học kiến thức về các dụng cụ đo thông dụng trong cơ khí như thước cặp, đồng hồ so, calip,.... Người học sẽ học cách sử dụng và bảo quản các dụng cụ này để đo kiểm các thông số của chi tiết máy.
Nguyên lý cắt kim loại
Môn học này giúp sinh viên hiểu rõ về quá trình cắt gọt kim loại và trang bị cho sinh viên kiến thức về các khía cạnh quan trọng liên quan đến quá trình cắt gọt kim loại.để tham gia vào công việc chế tạo các chi tiết máy.
Dưới đây là một số nội dung chính mà sinh viên sẽ học trong môn này:
- Dụng cụ cắt: Sinh viên sẽ tìm hiểu về các loại dụng cụ cắt, cấu tạo và thông số hình học của chúng.
- Cơ sở vật lý của quá trình cắt: Giải thích các hiện tượng vật lý xảy ra trong quá trình cắt như biến dạng, lực, nhiệt, ma sát.
- Phương pháp gia công cắt gọt: Sinh viên sẽ được học về các phương pháp gia công khác nhau để tạo hình các chi tiết kim loại.
- Chọn thông số cắt: Sinh viên sẽ học cách chọn thông số cắt bằng cả hai phương pháp tính toán và tra bảng.
PHAY BÁNH RĂNG CÔN_CD.CGK.1.23_N2
Đây là mô-đun chuyên môn nghề bắt buộc trong chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại tập trung vào việc đào tạo kiến thức và kỹ năng cần thiết để chế tạo bánh răng côn trên máy phay vạn năng. Nội dung mô-đun gồm 3bài học chính:
Bài 1: Giới thiệu về các dạng bánh răng côn, đặc điểm, công dụng và các phương pháp phay bánh răng côn, giúp học viên nắm vững lý thuyết cơ bản.
Bài 2 Cụ thể hóa việc phay bánh răng côn răng thẳng, từ xác định thông số cơ bản và yêu cầu kỹ thuật đến quy trình phay trên máy vạn năng, cùng với những biện pháp khắc phục sai hỏng.
Bài 3 Mở rộng sang phay bánh răng côn răng xoắn, tương tự như bài 2, nhấn mạnh vào thực hành và kỹ thuật phay an toàn.
Chương trình chú trọng vào việc rèn luyện kỹ năng, kỷ luật, và năng lực tự chủ+sáng tạo trong quá trình học tập.
PHAY MẶT PHẲNG_CD.CGK.1.24
Mô đun cung cấp những kiến thức và kỹ năng bắt buộc học viên phải nắm vững để tiếp tục tiếp cận và học tập tốt các kỹ năng tiếp theo trong chương trình học gia công trên máy phay:
-
Cấu tạo và hoạt động của máy phay: Nắm vững các bộ phận chính và cách vận hành máy phay.
-
Sử dụng dao phay: Lựa chọn và sử dụng đúng loại dao phay.
- Nguyên lý phay mặt phẳng: Hiểu rõ quá trình và nguyên tắc cơ bản của phay mặt phẳng.
-
Thiết lập thông số gia công: Thiết lập và điều chỉnh máy phay phù hợp với yêu cầu gia công.
-
Quy trình thực hiện: Thực hiện đầy đủ các bước từ chuẩn bị, gia công, đến kiểm tra và hoàn thiện bề mặt.
-
An toàn lao động: Tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong quá trình gia công.
BD&SC HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ LÀM MÁT
- Phát biểu đúng khái niệm, phân loại và lịch sử phát triển ô tô
- Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu và cấu tạo của các bộ phận chính trong ô tô
- Nhận dạng đúng các bộ phận và các loại ô tô
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.
BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÀM MÁT
Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của hệ thống làm mát dùng trong động cơ
Tháo lắp được hệ thống làm mát bằng đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật